Bản hòa ca của những người Hà Lan bay

 Bóng đá Hà Lan đang lâm vào cảnh kiệt quệ nhân tài, nhưng ngày trước họ có một đội hình làm khiếp sợ mọi đối thủ. Hôm nay chúng ta nói về Ruud Gullit và Marco van Basten, những người Hà Lan bay một thời của Milan. 
 
Thế giới bóng đá may mắn sản sinh ra những bộ đôi lừng lẫy trong lịch sử không làm gì ngoài việc tạo ra những màn ảo thuật trên sân cỏ. Có một đội bóng may mắn, không chỉ sở hữu 2 thiên tài người Hà Lan, mà là một bộ ba gồm những cầu thủ Hà Lan xuất sắc và có sự ăn ý đến kinh ngạc. 
 
Marco van Basten cùng Ruud Gullit và Frank Rijkaard thi đấu cho Milan trong 5 mùa bóng, họ tạo ra một thế lực bất khả chiến bại trong lịch sử bóng đá, giành 2 Scudetto cùng 2 chức vô địch châu Âu. 
 
Nhiều người nhớ đến Van Basten nhờ pha vô-lê thành bàn trong trận chung kết Euro 1988 với Liên Xô. Tình huống đó là sự kết hợp của kĩ thuật, thăng bằng, canh thời gian và độ chính xác tuyệt đối. Nhiều cầu thủ muốn được một lần ghi bàn theo cách đó để được lưu danh sử sách. Vấn đề là Van Basten đã ghi bàn thắng đó ở một tình huống vô cùng bình thường. Ông có thể ghi bàn ở đủ mọi tư thế: vô-lê, sút xa, xe đạp chổng ngược, sút bằng cả 2 chân, 
 
Một tiền đạo vĩ đại cần một người làm bóng vĩ đại, và Ruud Gullit là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp vĩ đại của Marco van Basten. Đánh đầu mạnh và tốc độ tốt, Gullit là một trong những tiền vệ sáng tạo xuất sắc nhất thế hệ của mình. Từ cánh, huyền thoại người Hà Lan có thể bó vào trong và tung ra những cú sút hiểm hóc về phía khung thành, điều khiến ông thật sự khác biệt với các cầu thủ hiện nay. Cả Van Basten lẫn Gullit đều vẫn có khả năng biến những trận đấu hiện đại thành sân khấu riêng của mình. Bộ đôi này đã kết hợp bộ não và kĩ thuật thượng thừa của mỗi người để cùng nhau chinh phạt cả nền bóng đá châu Âu lúc bấy giờ. 
 
 
Milan thế hệ 80-90 thế kỷ trước là một đội bóng bất khả chiến bại, nhờ vào tài năng của bộ 3 người Hà Lan bay. Ở một chuẩn mực nào đó, thì việc cả 3 cầu thủ này đều là ứng cử viên cho Quả bóng Vàng 1988 là một điều tuyệt vời. Thời điểm đó, bóng đá Italia sản sinh ra vô số hậu vệ thép và là môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. 
 
Thời hoàng kim của lối chơi catenaccio, các đội bóng Ý tự hào vì khiến đội bạn lâm vào bế tắc và ngăn các tiền đạo điền tên mình lên bảng tỉ số. Nhưng đó là trước khi Milan của HLV huyền thoại Arrigo Sacchi mang về bộ 3 người Hà Lan bay, những người đã đánh bại mọi hàng thủ trên khắp nước Ý nói riêng và châu Âu nói chung. Bộ đôi Gullit và Van Basten chơi khá ăn ý nhau ở cấp độ câu lạc bộ và vì thế,  ĐTQG Hà Lan được hưởng lợi bằng chức vô địch Euro 1988 ở Tây Đức. 
 
Khi Silvio Berlusconi nắm quyền điều hành Milan từ năm 1986, mục tiêu của ôgn không chỉ là tạo ra một đội bóng bất khả chiến bại mà là tạo ra một nền văn hóa gồm các "siêu đội bóng". Để làm được điều đó, ông cần một phù thủy như Arrigo Sacchi và 2 trung vệ xuất sắc nhất nước Ý, Franco Baresi và Paolo Maldini. 
 
Nhưng thời đại của Milan bắt đầu vào năm 1987 khi Ruud Gullit cập bến San Siro từ PSV còn Marco van Basten chuyển đến từ Ajax. Sức mạnh của đồng tiền và sự dẫn dắt của Arrigo Sacchi giúp Milan ngay lập tức có được danh hiệu Scudetto đầu tiên sau gần một thập kỷ. Một năm sau, đội hình Milan được cải thiện đáng kể nhờ sự có mặt của Frank Rijkaard. 
 
 
Cùng với Baresi và Maildini, Rijkaard trở thành tiền vệ đánh chặn hay nhất châu Âu thời điểm đó. Marco van Basten khiến cả thế giới ngả mũ khi là một trong những tiền đạo có khả năng săn bàn "sát thủ". Thêm vào đó với Gullit là một trong những "số 10" sáng tạo nhất thế giới, Milan chinh phục cả nền bóng đá châu Âu với phong độ hủy diệt. Họ có 3 chức vô địch Serie A liên tiếp từ năm 1991 đến 1994, chuỗi 58 trận bất bại, cùng với 4 Siêu cup Italia, 3 Siêu cup châu Âu, 2 chức vô địch Liên lục địa (Intercontinental) cùng 2 chức vô địch châu Âu liên tiếp năm 89 và 90. 
 
Ở chung kết Cup châu Âu năm 1989, sau khi đã hủy diệt Real Madrid ở bán kết, Milan bước vào trận chung kết gặp đối thủ là Steaua Bucharest, Van Basten và Gullit mỗi người ghi một bàn trong chiến thắng "4 sao" của đội bóng nước Ý. Một năm sau, đội bóng của Sacchi lại bước vào trận chung kết Cup châu Âu, đối thủ lần này là Benfica. Gullit và Van Basten bị các cầu thủ đối phương "chăm sóc" khá kỹ, Frank Rijkaard đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu ở hiệp 2 giúp Rossonieri lần thứ 2 lên ngôi ở giải đấu châu lục. 
 
Chiếc chìa khóa mở ra thành công cho Milan chính là khả năng thay đổi lối chơi của Sacchi. Ở hàng thủ, đội bóng có bộ đôi tốt nhất Italia là Franco Baresi và Paolo Maldini, phía trên họ là Frank Rijkaard, người luôn biết 2 người đồng hương ở tuyến trên của mình sẽ làm gì mỗi khi bóng đến chân anh. Sự gắn kết và kỷ luật của Sacchi biến Milan thành một khối thống nhất, ông cũng tạo điều kiện cho Gullit và Van Basten được tự do tạo đột biến ở tuyến trên. Sacchi biết rõ khi nào ông nên làm quản lý, khi nào ông nên làm huấn luyện viên, và khi nào ông nên để các cầu thủ của mình tự do chơi bóng. 
 
Mặc dù vậy, bóng đá cũng có vài khoảnh khắc bi kịch. Năm 1993, Ruud Gullit chuyển sang khoác áo Sampdoria, Rijkaard trở về Ajax còn Marco van Basten bị dính chấn thương mắt cá khiến ông không còn có thể tiếp tục thi đấu được nữa. 
 
Ruud Gullit cướp bóng và chuyền cho Van Basten, tiền đạo người Hà Lan xử lý bóng kỹ thuật rồi dứt điểm về phía khung thành. Điều khiến bộ đôi Hà Lan đáng sợ là họ là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới về mặt kỹ thuật, chiến thuật và vị trí. Và khi được chơi bóng cùng nhau, họ đơn giản là không thể thay thế. 
 
 
 
Theo These Football Times

Quang Duy

Trích Nguồn Báo Điện tử Đời Sống và Pháp Luật (https://www.doisongphapluat.com/)

http://thethaovietnam.vn/bong-da-quoc-te/ban-hoa-ca-cua-nhung-nguoi-ha-lan-bay-346-304304.html

Đã đăng bởi BigSMS trong mục Chuyện thể thao
5970 lượt xem